Tường quét vôi rồi thì có sơn được không?
Tường quét vôi có sơn được không còn tùy vào tình trạng của tường mà một số trường hợp có thể thực hiện việc sơn đè lên khi tường đã quét vôi. Với những người có kinh nghiệm việc xác định không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cũng có nhiều người thiếu kinh nghiệm lại gặp nhiều khó khăn. Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy tham khảo thêm trong bài viết dưới đây nhé.
Những trường hợp có thể sơn đè lên tường đã quét vôi
Trước khi trả lời cho câu hỏi tường quét vôi có sơn được không thì bạn hãy để ý tới vấn đề sau. Không phải tình trạng tường đã quét vôi nào cũng có thể sơn tường đẹp được, mà tường nhà bạn phải đảm bảo các yếu tố dưới đây.
Khi lớp vữa vẫn còn chắc
Kiểm tra lớp vữa tường đồng thời cũng là kiểm tra tình trạng của tường để lên lớp sơn mới được đẹp hơn. Để kiểm tra lớp vữa tường chúng ta chỉ cần thực hiện những thao tác khá đơn giản. Lớp vữa tường cũ chắc chắn, dùng ngón tay gõ vào tường không phát ra tiếng bộp bộp. Tường có chắc thì sơn lên mới có độ bám dính được.
Đối với những lớp vữa chưa có những dấu hiệu bị bong tróc hay phồng rộp thì có thể tiến hành sơn đè lên được. Đối với những lớp vữa tường đã có dấu hiệu bị bong tróc, thì có thể dùng đục để xử lý những chỗ bị bong tróc đó và trát lại, như vậy có thể tiến hành sơn lại như bình thường.
Khi trên bề mặt không có quá nhiều lớp vôi ve
Số lượng lớp vôi ve khoảng 3 – 4 lớp thì sơn được, nếu quét nhiều lớp vôi ve rồi thì sẽ không có sự kết dính với nhau tốt. Khả năng bám vào tường cũng không cao. Khi sơn lên cũng không được bền. Những bức tường được quét vôi quá nhiều lớp khá dày mà giữa các lớp sơn này lại không có sự bám dính hay không có khả năng bám chặt vào tường, do đó khi sơn đè lên những lớp vôi như vậy sẽ không có hiệu quả cao hoặc khó có thể thực hiện được, nếu có thể thực hiện được cũng khiến lớp sơn có tuổi thọ không cao.
Tường phải khô, không bị thấm dột
Đối với những bức tường bị thấm nước, bị ẩm mốc dù có sử dụng loại sơn chất lượng cao đến đâu cũng không thể thực hiện việc sơn sửa lại tường. Nếu cố tình sơn lên những chỗ bị ẩm mốc đó không những gây lãng phí mà còn có khả năng gây ra hiện tượng bong tróc tại những vị trí đó. Nếu tường bị thấm thì bạn phải xử lý chống thấm trước. Sau đó để tường khô mới có thể sơn được.
Cách sơn lên tường đã quét vôi
Đối với những bức tường quét vôi và có những điều kiện tương thích và có thể thực hiện sơn đè lên được, có thể thực hiện theo những bước dưới đây:
Bước 1: Cạo sạch lớp sơn tường cũ trước
Để có được một lớp sơn có màu sắc đẹp nhất cũng như đúng với bảng màu mà mình dự định thay đổi, việc cạo lớp sơn cũ đi là điều vô cùng cần thiết.
Bước 2: Loại bỏ những vết cặn còn trên tường
Sử dụng giấy nhám hoặc bàn chà sắt để loại bỏ hết những cặn vôi còn bám trên tường. Với bề mặt đã có dấu hiệu bong tróc, cần đục đi, trát lại, tiến hành bả vá và nhám lại.
Mục đích của việc làm này nhằm loại bỏ những cặn vôi bám trên tường, xử lý những chỗ tường bị bong tróc, ẩm mốc, hư hỏng, loại bỏ những tạp chất bám trên tường lảm ảnh hưởng đến chất lượng sơn,….nhờ vậy mà bề mặt tường được làm nhẵn, lớp sơn mới sẽ đẹp hơn nhiều.
Bước 3: Bả bột matit
Lớp bột matit giúp cho tường nhà nhẵn, mịn và đẹp hơn. Nếu bạn không muốn dùng bả bột lên tường thì có thể chà kỹ trên bề mặt, vệ sinh thật kỹ và sau đó thực hiện sơn lớp sơn phủ lên tường.
Bước 4: Sơn lót
Để bảo vệ được lớp sơn phủ bên ngoài thì bạn nên sơn thêm 2 lớp sơn lót cho ngôi nhà của ban. Bên cạnh đó, sơn lót còn có tác dụng giúp cho lớp sơn phủ bên ngoài lên màu đẹp hơn.
Bước 5: Tiến hành sơn phủ màu
Sau khi hoàn thành lớp sơn lót và đợi khô thì lần lượt sơn 2 lớp sơn phủ lên tường. Bạn lưu ý rằng phải đợi lớp sơn đầu tiên khô thì mới được phép sơn lớp thứ 2.
Lưu ý: Cần sơn đủ các lớp sơn lót và sơn phủ để đảm bảo được tuổi thọ của công trình. Ngoài ra, việc sơn đầy đủ như vậy giúp cho tường được bảo vệ tốt hơn từ những tác nhân đến từ môi trường bên ngoài.
Cách tẩy lớp vôi để sơn tường hiệu quả
Đối với những bề mặt tường không đáp ứng được những điều kiện về việc sơn đè lên lớp vôi thì có thể thực hiện theo những thao tác dưới đây để tiến hành sơn tường:
Bước 1: Xử lý bề mặt bằng máy chà nhám bề mặt tường
Sử dụng máy chà nhám để xử lý bề mặt tường trước khi tiến hành sơn lại, nhất là những chỗ bị bong tróc và ẩm mốc. Ngoài ra việc làm này cũng giúp loại bỏ được lớp sơn cũ, khiến lớp vôi cũng được bào mỏng hơn.
Bước 2: Tiến hành bả 2 lớp matit
Nhờ lớp bả matit mà các các vết lồi, lõm khuyết tật trên tường được xử lý triệt để, cũng nhờ vậy mà bề mặt tường cũng trở nên bằng phẳng và láng mịn hơn.
Bước 3: Vệ sinh sạch bụi và đảm bảo đủ độ ẩm
Sau khi xử lý bề mặt bằng máy chà nhám hoặc bả lớp matit xong sẽ khiến bề mặt tường dính nhiều bụi mịn, do đó chúng cần được làm sạch và nhẵn mịn.
Bước 4: Sơn từ 1-2 lớp sơn lót chống kiềm hóa
Ở những bề mặt dễ bị thấm, nên sơn chống thấm.. chúng ta nên tiến hành sơn các lớp lót chống kiềm hóa hoặc sơn chống thấm để đảm bảo sau này lớp sơn mới có thể bảo vệ tốt tường nhà bạn và duy trì được tuổi thọ lâu dài.
Bước 5: Sơn từ 2-3 lớp sơn phủ
Sau khi chống thấm đầy đủ, cuối cùng chỉ cần tiến hành các lớp sơn phủ là kết thúc, Bạn cần tuân thủ đúng thời gian chuyển tiếp giữa các lớp sơn để đảm bảo tường được lên màu đẹp và bền hơn.